Thứ tư, Ngày 24 Tháng 04 Năm 2024
  • Học tập sáng tạo - Rèn luyện chăm ngoan - Vui chơi lành mạnh.
Trang chủTìm kiếmSitemapLiên hệ
 
30 NĂM
TỰ HÀO NGÔI TRƯỜNG ĐƯỢC MANG TÊN ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Trần Liễu thời Lý được phong làm Phụng Càn vương. Năm 1228, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) phong Trần Liễu làm Thái úy. Đến năm 1234, Thái thượng hoàng Trần Thừa băng hà, Trần Liễu lên làm PhụChính vương (sách sử còn gọi là Hiển Hoàng). Năm 1236, Trần Liễu phạm cung cấm bị giáng xuống làm Hoài vương. Năm 1237, Trần Thủ Độ ép vua Trần Cảnh lấy Thuận Thiên (là vợ Trần Liễu đang có mang 3 tháng, vì vợ vua Trần Cảnh là Lý Chiêu Hoàng chưa có con). Mất vợ, Trần Liễu nổi loạn,tập hợp binh mã chống lại vua. Do sợ bị diệt vong, Trần Liễu sai em gái là Thụy Bà Công chúa (hay còn gọi là Đoan Bà) đưa con trai là Trần Quốc Tuấn đi lánh nạn. Đoan Bà cùng gia nhân giả làm thương gia đưa Trần Quốc Tuấn đến chùa Trì Long, thuộc trang Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Nam Thượng. Khi đó, chùa Thắng Nghiêm do Thiền sư họ Lý, pháp hiệu Đạo Huyền trụ trì. Ông là vị danh Tăng tinh thông Tam tạng, Giới đức trang nghiêm, uy tín bậc nhất thời đó. Đoan Bà giao Trần Quốc Tuấn, khi đó khoảng 7 tuổi, cho Thiền sư Đạo Huyền nuôi dưỡng. Thiền sư nhìn Trần Quốc Tuấn mỉm cười mà nói rằng: “Thật đúng là duyên mệnh Phật Trời đã định sẵn”. Từ đó, ngày qua tháng lại, Thiền sư Đạo Huyền truyền dạy cho Trần Quốc Tuấn Tam tạng Thánh điển, pháp thuật bí truyền. Với trí tuệ siêu phàm, chẳng bao lâu Quốc Tuấn đã tinh thông giáo pháp,văn võ kỳ tài không ai sánh kịp. Lại nói, sau khi Trần Liễu nổi loạn bị giáng xuống làm Hoài vương, vua Trần Thái Tông không những tha không giết mà còn phong vương, cấp cho đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay thuộc Đông Triều, Quảng Ninh) để Trần Liễu về trấn giữ và phong tước hiệu qua các thời kỳ là Hiển Hoàng, Hoài vương, An Sinh vương. Nội cung yên ổn, Trần Liễu cùng đoàn tùy tùng tới trang Khúc Thủy, chùa Trì Long cảm tạ ơn dưỡng dục và thỉnh Thiền sư cùng đón Trần Quốc Tuấn hồi cung, năm đó Quốc Tuấn tròn 21 tuổi.

          Sau khi hồi cung, Trần Quốc Tuấn được mời vào nội điện ra mắt vua Trần Thái Tông. Vua nhận thấy Quốc Tuấn tướng mạo phi phàm, tài trí vẹn toàn, thật xứng danh là bậc kỳ tài trong thiên hạ, bèn phong làm tướng trấn giữ biên ảiphươngBắc. Năm Mậu Ngọ (1258), quân Nguyên-Mông đem hơn 30 vạn quân tiến qua biên ải, Trần Quốc Tuấn được phong Tiết chế kiêm Tả hữu
thủy lục tướng quân, chỉ huy quân đội đánh giặc. Ngày 12 tháng 3 năm đó (1258), Trần Quốc Tuấn dẫn quân về Khúc Thủy, Khê Tang thành lập tinh binh trên dòng Nhuệ giang, chiêu hiền giúp nước. Khúc Thủy tuyển được 370 người, Khê Tang tuyển được 271 người ra nhập đội quân tinh nhuệ. Trần Quốc Tuấn đem 16 vạn tinh binh đóng đồn từ Tam Đái đến cửa sông Vọng Đức, Bạch Đằng, Lục Đầu Giang để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi thắng trận trở về, nhân dân ca khúc khải hoàn, Vua xuống chiếu sắc phong Ngài là Hưng Đạo Đại vương. Hưng Đạo Đại vương ban thưởng cho Khúc Thủy, Khê Tang 100 lượng vàng và đích thân đứng ra tu sửa chùa Trì Long. Năm 1284, vua Nguyên lại sai Thái tử Trấn Nam vương Thành Hoan (chính sử ghi là Thoát Hoan) đem trăm vạn tinh binh một lần nữa xâm lược nước ta. Với tài thao lược binh cơ, Hưng Đạo Đại vương thống lĩnh ba quân, lĩnh mệnh chinh Nguyên, tiến hành thủy chiến trên sông Bạch Đằng, lập chiến công vô cùng hiển hách.
Ngay sau khi bại trận về nước, năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thảo để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Cũng giống như hai lần trước, chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan tác và từ đó không dám gây chiến với Đại Việt nữa.

Đất nước thanh bình thịnh trị, Hưng Đạo Đại vương trở về thăm lại chùa xưa.  Ngài xin về Vạn Kiếp an dưỡng tuổi già. Năm 1300 ngày 5 tháng 9 mùa thu, Ngài  thị tịch( ngày 20 tháng 8, giờ Ngọ năm canh tý). Vua phong cho Ngài mỹ hiệu “Quốc lão Hiển tướng Đại vương”, cho Khúc Thủy, Khê Tang làm “Hộ Nhi hương”, thờ Hưng Đạo Đại vương, tôn Đại vương làm Thượng Đẳng thần, cử trọng thần xuân thu nhị kỳ về tế lễ.

UBND huyện Thanh Oai và Sở GD&ĐT Hà Tâyđã căn cứ vào sự kiện An Sinh Vương Trần Liễu bí mật gửi con là Trần Quốc Tuấn về chùa Khúc Thủy (chùa Thắng Nghiêm), xã Cự Khê, nhờ nhà chùa nuôi nấng quyết định đổi tên trường PTTH Kỹ thuật Bắc Thanh Oai (được thành lập tháng 8 năm 1985 theo quyết định số 553, ngày 20 tháng 8năm 1985 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình)thành trường PTTH Trần Hưng Đạo nay là  THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông – Hà Nội.

Tự hào được mang tên người anh hùng dân tộc, thày và trò nhà trường quyết tâm nâng cao chất lượnggiảng dạy, học tập để mãi xứng đáng là địa chỉ tin cậy của ngành giáo dục Thủ đô

                          Cao Thế Tâm

                             Nguyên Hiệu trưởng 1985- 2002

Tài liệu tham khảo:

    -         Đại việt sử ký toàn thư

    -         Lịch sử chùa Thắng Nghiêm

 

 

Ngày 08/10/2015
 
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

  Đang truy cập: 1  
 
3 5 4 3 9 7 0
 
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO - HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI
Trưởng ban biên tập: Đào Ngọc Sỹ - Hiệu trưởng
Địa chỉ: Phường Phú Lãm - Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội
Email: c3tranhungdao2@hanoiedu.vn